Tin tức Hướng dẫn thanh toán  
  Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm Dịch vụ Liên hệ  
 
 
Sản Phẩm mới
GIẢI PHÁP HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH

Về cơ bản hội thảo truyền hình cũng giống như liên lạc bằng điện thoại nhưng được bổ sung hàng loạt các tiện ích khác như:
• Hội thảo được nhiều người và nhiều nơi.
• Những người tham gia hội thảo có thể nhìn thấy nhau.
• Cùng chia sẻ dữ liệu trên máy tính như văn bản, đồ họa, thiết kế, bảng tính, cơ sở dữ liệu …
• Có thể kết nối bằng bất kỳ phương thức nào như: IP (Internet Protocol), ISDN hay kênh thuê riêng (Leased-Line).
• …v.v.

Do những tiện ích rất ưu việt như đã kể trên nên hội thảo truyền hình (Video Conferencing) được ứng dụng trong rất nhiều ngành kinh tế, xã hội cũng như an ninh, quốc phòng. Phổ biến nhất hội thảo truyền hình (Video Conferencing) được ứng dụng trong hội họp từ xa giúp những người tham gia không tốn thời gian đi lại mà vẫn có thể gặp mặt nhau, hơn nữa lại tiết kiệm nhiều chi phí khác. 
Có thể kể ra một vài ứng dụng của hội thảo truyền hình (Video Conferencing) như:
• Hội họp, giao ban từ xa .
• Đào tạo từ xa .
• Khám, chuẩn đoán bệnh từ xa, tư vấn sức khoẻ.
• Tham mưu, tác chiến từ xa.

Hệ thống truyền hình hội nghị cần có:

·         Camera

·         Micro

·         Màn hình hiển thị

·         Loa: dùng để phát âm thanh đầu xa. Loa cũng có thể phát âm thanh đầu gần đang nói chuyện, tuy vậy cần thêm hệ thống trang âm (Mixer).

·         Thiết bị xử lý âm thanh hình ảnh (codec): dùng để xử lý âm thanh, hình ảnh.

·         MCU: Thiết bị xử lý đa điểm khi có 2 điểm cầu cùng họp một lúc.

·         Đường truyền Internet

Camera dùng để thu hình ảnh người họp. Micro dùng để thu tiếng nói. Màn hình hiển thị hiển thị nội dung cuộc họp (hình ảnh của mình và hình ảnh của đầu cầu bên kia). Codec có nhiệm vụ xử lý tín hiệu âm thanh và hình ảnh đầu gần rồi truyền đi sang đầu xa, và đưa âm thanh hình ảnh đầu xa ra màn hình và Loa.

·         Camera: Là thiết bị không thể thiếu. Có hai loại camera cho truyền hình hội nghị là camera cố định và camera PTZ. PTZ có nghĩa là Pan-tilt-Zoom, có chức năng quay quét và phóng to hình ảnh (sử dụng điều khiển). Ngoài ra còn phân biệt theo chất lượng camera: độ phân giải, góc mở (góc mở càng lớn thì không gian thu hình ảnh càng lớn), đô phóng đại (bao nhiêu x zoom quang, zoom số), số hình trên một giây, độ nhạy sáng,.... Việc lựa chọn camera cũng phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng. Ví dụ phòng họp nhỏ thì nên chọn camera cố định. Phòng họp lớn thì sử dụng camera có góc mở lớn để thu được nhiều người. Trong cuộc họp có nhiều người phát biểu và cần quay rõ người phát biểu thì sử dụng camera PTZ. Họp một người sử dụng laptop thì có thể tận dụng camera có sẵn của laptop.

·         Micro: Micro rất quan trọng trong cuộc họp truyền hình hội nghị. Chỉ cần âm thanh có vấn đề, chất lượng cuộc họp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này tương tự như khi bạn gọi Video qua skype thường nghe tiếng ồn từ Micro của người đầu xa. Vì vậy nên cẩn thận khi lựa chọn Micro cho truyền hình hội nghị. Có nhiều loại micro: Micro đơn hướng, Micro đa hướng, Micro hội nghị, Micro không dây, Micro có dây... Với người dùng laptop, có thể sử dụng micro có sẵn trong máy, tuy vậy, khi không nói chuyện, nên tắt Micro để tránh gây ra tiếng ồn cho người nói ở đầu xa. Với phòng họp từ 2-10 người, có thể sử dụng Micro đa hướng. Phòng họp hội trường nhiều người có thể trang bị thêm Micro không dây tiện cho người phát biểu. Phòng họp chuyên nghiệp nên sử dụng Micro hội nghị, mỗi người một micro riêng.

·         Màn hình hiển thị: Có thể dùng TV, Màn hình máy tính, Máy chiếu, Màn hình tấm lớn... Với giải pháp giá rẻ, nên sử dụng TV hoặc máy chiếu cho phòng lớn và màn hình máy tính cho một người họp.

·         Loa: Có nhiều loại loa: Loa tích hợp trên TV, Loa máy tính, Loa treo tường, Loa công suất lớn, Loa trần. Tùy theo nhu cầu từng phòng họp để lựa chọn loại loa thích hợp. Việc sử dụng Loa TV hoặc Loa Máy tính cũng có thể đảm bảo được chất lượng cuộc họp với phòng họp diện tích nhỏ.

·         Codec: Thiết bị xử lý âm thanh hình ảnh gồm 2 loại phổ biến là phần mềm hoặc thiết bị cứng. Phần mềm được cài đặt trên máy tính, tận dụng máy tính có sẵn để tổ chức cuộc họp. Thiết bị cứng là phần cứng chuyên dụng, chỉ có mục đích thực hiện cuộc gọi nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội so với giải pháp phần mềm. Giải pháp phần cứng hiện nay có nhiều lựa chọn với giá thành không tốn kém.

·         Đường truyền Internet: Khách hàng có nhiều lựa chọn về đường truyền Internet, ví dụ đường truyền cáp quang Leased Line (là đường truyền không chia sẻ với khách hàng khác), đường truyền FTTH, ADSL, vệ tinh, 3G. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và giá vừa phải thì khuyến nghị nên sử dụng đường truyền FTTH (có tốc độ up bằng tốc độ down).

1.      Tínhnăngcủa Camera  R10

-          Thu âm –( Micđượcngười dung đánh giátốt )

-          Ghihìnhchuẩn HD 1280X720

-          Loa trong Camera  vàJaccắmloangoài 3,5

-          Đàmthoại 2 chiềugiữa camera vàthiếtbịkếtnối

 

2.      Phầnmềmsửdụngchohộighị

Dùngphầnmêm“ Milesight VMS Lite ”

3.      Cáccổngkếtnốitrên Camera  R10

-          Jaccắmloangoài  3,5

-          Jaccắmdâymạng J45

-          Jaccắmthẻnhớ Micro SD

-          Jaccắmăng ten bắtwifi

-          Jaccắmthiếtbịbáođộng

-          Jaccắmnguồn 12V 2A

 

 


[ ]

Tin liên quan